Vào một thập kỷ trước, TP.HCM với vô số cơ hội việc làm, đã có những người trẻ lên đường rời quê lập nghiệp. Anh Nguyễn Văn Nam (35 tuổi, Bình Định) - Kỹ sư trưởng tại chung cư Cantavil Hoàn Cầu là một trong số đó.
Tính đến thời điểm hiện tại, anh đã xa quê được 13 năm. Tốt nghiệp chuyên ngành điện tại một trường cao đẳng, cũng như bao người khác, anh đã bắt đầu hành trình của mình với vị trí công nhân tại các công trình. Theo như anh chia sẻ, đây là một công việc đòi hỏi cao ở độ tỉ mỉ, tính thận trọng và khả năng chịu áp lực do luôn phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, tiếp xúc với các loại thiết bị điện tử, máy móc nguy hiểm liên quan trực tiếp đến tính mạng con người.
Cuối cùng, sau 6 năm kiên trì, nỗ lực với nhiều vai trò từ công nhân thi công tới tổ trưởng, giám sát viên và trợ lý kỹ sư trưởng, anh cũng đến được với vị trí quản lý hiện tại. Nhưng khi vừa mới cảm nhận được những tín hiệu khởi sắc trong sự nghiệp thì anh cùng các đồng đội lại phải tiếp tục đối diện với một khó khăn mới.
Duy trì năng lượng và sự tỉnh táo để làm việc hiệu quả
3 tháng giãn cách xã hội đã khiến không ít dự án lớn, nhỏ rơi vào tình trạng dang dở. Nguyên nhân gây ra sự ứ đọng này bắt nguồn từ việc mất kết nối với các nguồn cung cấp nguyên, vật liệu và thiếu hụt thiết bị thay thế. Vì vậy, anh cùng tổ đội luôn trong tâm thế sẵn sàng và tỉnh táo để kịp thời khắc phục, đối phó với các vấn đề khi nền kinh tế dần mở cửa trở lại.
“Quản lý vận hành tòa nhà yêu cầu nhiều kỹ năng hơn so với thời điểm làm việc tại công trình. Nó đòi hỏi chúng tôi luôn phải luôn tỉnh táo để túc trực giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống kỹ thuật (điện, nước…), bảo trì khu vực công cộng, sửa chữa máy móc căn hộ cũng như chăm sóc và giải đáp thắc mắc cho cư dân. Điều đó có nghĩa rằng, ở bất kỳ thời điểm nào dù là 3 - 4h sáng, nhân viên kỹ thuật vẫn luôn phải có mặt để khắc phục sự cố nhằm đảm bảo an toàn cho người dân”, anh Nam chia sẻ.
Hiện tại, anh và tổ đội đang liên tục tham gia các cuộc họp kéo dài hàng giờ đồng hồ để nhanh chóng xử lý khối lượng công việc tồn đọng ở giai đoạn đình trệ.
Công việc của anh Nam luôn cần sự tỉnh táo
“Tôi từng chứng kiến một vụ cháy nổ khi còn công tác ở đơn vị cũ và chính sự can thiệp kịp thời của tập thể nhân viên kỹ thuật đã giúp ngăn chặn những thiệt hại về người và của. Do đó, việc làm tốt khâu chuẩn bị thông qua các cuộc họp, bàn bạc, phân công nhân sự và lên kế hoạch là điều cần thiết. Chúng tôi luôn phải tập trung và giữ vững tinh thần để xử lý công việc và hạn chế rủi ro đến mức tối thiểu”.
Đối mặt với cường độ công việc cao, anh cho biết, giãn cách xã hội đã gây ra không ít khó khăn trong việc giải tỏa căng thẳng và rèn luyện thể chất vì những hạn chế đối với các hoạt động ngoài trời. Vì vậy, trong những tháng gần đây, cà phê và nước tăng lực đã trở thành người bạn đồng hành giúp anh và tổ đội duy trì sự tỉnh táo trong những phiên họp kéo dài dai dẳng.
Nước tăng lực Number 1 là thức uống anh Nam thường dùng để bổ sung năng lượng, giúp tỉnh táo, chống buồn ngủ và tăng thêm sức mạnh, là bạn đồng hành của người thường xuyên phải lao động trong thời gian dài với khối lượng công việc cao như anh.
Bên cạnh công việc chuyên môn, anh Nam cũng tham gia công tác phòng chống dịch
Gia đình là điểm tựa
Anh Nam tâm sự rằng, mình là một người bố, người chồng may mắn khi luôn có được sự thấu hiểu và ủng hộ từ gia đình.
“Là người gánh vác tài chính của cả nhà, tôi luôn phấn đấu hết mình và tận tụy vì công việc. Nhưng nếu như không có sự hỗ trợ từ vợ và con gái, điều đó sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, tôi luôn chia sẻ những vấn đề trong công việc nhằm nhận được sự đồng cảm từ gia đình và thật hạnh phúc khi luôn có một chỗ dựa tinh thần vững chắc.”
Khi được hỏi về những mong muốn và dự định trong tương lai, anh cho biết, ngoài gia đình, tập thể nhân viên trong tổ đội là những người quan trọng nhất. Với tâm huyết của một người đi trước, anh luôn cố gắng giữ một tinh thần sáng suốt để mang lại môi trường phát triển tốt nhất cho tập thể mà mình dẫn dắt.
“Tôi mong mình có đủ khả năng và sức khỏe để truyền đạt lại kiến thức và tạo ra cơ hội phát triển cho những thành viên của tổ đội và có thể giúp họ được thử sức ở nhiều vị trí mới. Vì tôi tin rằng, thời gian và kinh nghiệm chính là cách tốt nhất để củng cố chuyên môn”.
Thế Định
" alt="Hậu Covid, thất nghiệp cũng không áp lực bằng việc tồn đọng" />
...[详细]
Thương cái sự nghén khổ sở của vợ nên chồng Loan cũng ra sức chiều. Và hậu quả là mang thai đến tháng thứ 6 cô phải nằm bất động vì thai dọa sinh non. Khổ thân, đã nằm đâu nằm đấy mà cái sự nghén chồng nó vẫn không buông tha cô. Lúc nào Loan cũng ao ước được gần gũi chồng, dù không làm gì thì âu yếm thôi cũng đủ. Còn anh chồng sau lần “yêu” hú vía ấy đã chẳng còn gan đâu mà gần gũi vợ, đến ôm hôn vợ mà anh cũng quên luôn. Ngay cả khi vợ mình đã mẹ tròn con vuông, ông xã Loan vẫn lấy lý do nọ kia để từ chối gần vợ.
Hai vợ chồng trẻ đang mặn nồng, bỗng bị chồng tránh như tránh tà. Biết chồng làm thế là vì con nhưng không tránh khỏi nhiều lúc Loan cảm thấy tủi thân ghê gớm. Thèm chồng rồi lại tự trách bản thân mình không nén được ham muốn tầm thường đến mức hại con, Loan quyết tâm chịu đựng với ý nghĩ sinh con xong rồi sẽ qua cảm giác ấy.
Những oái oăm thay sinh con xong mà cô vẫn thèm “yêu” như bị bốc hỏa. Sợ bị chồng nghĩ mình làm mẹ không lo cho con nên Loan lại ghìm cái cảm giác ấy xuống và đếm từng ngày cho hết thời gian kiêng cữ. Nhưng “đến giờ sinh con được 2 tháng rồi, em rất khỏe mạnh, có thể quan hệ lại nhưng mà chưa thấy anh ấy đề cập gì. Đã thế từ lúc em sinh xong anh còn chả sờ đến người em nữa”, Loan mang thắc mắc lên một diễn đàn. Không quên đưa ra những kết luận suy diễn rằng chồng chán vợ, có bồ nọ kia.
Nhiều lần Loan tìm cách gần gũi nhưng đều bị chồng né tránh. Ảnh minh họa: Internet
Nhiều lần tranh thủ lúc con ngủ, Loan tìm cách gần gũi nhưng đều bị chồng từ chối, kiểu như cố né tránh vợ. Với đủ các lí do như vợ chưa khỏe, sợ con giật mình, chưa hết thời gian kiêng cữ… khiến không ít lần cô khóc cạn nước mắt. Lúc ấy anh chồng mới cuống quýt xin lỗi và hứa sẽ bù đắp cho vợ sau thời hạn 3 tháng.
Loan bảo “trước nay nghĩ chỉ có chồng mới phải thèm, phải nhịn vợ. Ai nghĩ đâu có trường hợp ngược lại như mình. Nhiều lúc mình như trầm cảm vì suy nghĩ lung tung, nhưng rồi mới biết để vợ thèm khát anh cũng khổ tâm không kém. Chồng hay vợ phải chịu đựng “thèm yêu” đều khổ như nhau, nhưng mình đã rút ra kinh nghiệm là trong tình huống ấy ngoài việc nghĩ cho con thì chia sẻ và thấu hiểu nửa kia là điều tối quan trọng. Vợ chồng mình chưa làm được điều đó nên mới làm tổn thương nhau”.
Thông thường trong thời gian mang thai và sau sinh con, chị em đều bị mệt mỏi và cảm thấy không thoải mái khi gần gũi chồng. Nhưng không hiếm trường hợp lại tăng ham muốn. Thậm chí nhu cầu còn mạnh mẽ hơn cả khi chưa sinh con và họ bị “dằn vặt” giữa nhu cầu bản thân với những lo lắng cho em bé, cho sức khỏe và cả những quan niệm có liên quan đến phẩm hạnh và đạo đức người phụ nữ.
Theo các chuyên gia tâm lý, việc vợ thèm yêu trước và sau khi sinh cũng là hiện tượng bình thường do sự thay đổi hormone làm tăng hưng phấn và cảm xúc tình dục. Ngoài ra, thời gian này cũng là lúc tâm lý người phụ nữ có nhiều xáo trộn, thay đổi nên rất nhạy cảm và dễ tủi thân. Nếu như các ông chồng không muốn "chiều" vợ vì lo ảnh hưởng tới con và tới sức khỏe của vợ thì cũng nên “né” một cách khéo léo. Nhẹ nhàng tâm sự, chia sẻ với vợ để cả hai vợ chồng hiểu nhau hơn. Tránh tình trạng né tránh hay xa lánh, hắt hủi vợ khiến vợ chồng xảy ra hiểu nhầm không đáng có.
Cách đây 3 năm, nơi đây chỉ là khu đất trơ sỏi đá, cỏ dại.
Thế nhưng, sinh ra và lớn lên nơi thành thị, đất chật người đông, chị không có đủ không gian để thực hiện ước mơ cho đến khi gặp người chồng ngoại quốc. Năm 2018, chị theo chồng rời Việt Nam sang Úc định cư.
Ở xứ người, nơi vợ chồng chị sinh sống đất còn rộng người cũng thưa. May mắn hơn, nhà chồng chị có 2 mảnh vườn ở trước và sau nhà.
Chị Thi đã “lén” chồng tự tay cải tạo khu đất này.
Trước khi cưới, chồng chị Thi sống độc thân nên nhà cửa, vườn tược xơ xác. Hai khu vườn lúc ấy gần như không có gì ngoài cỏ dại và sỏi đá. Mới đến xứ người, chị Thi không có bạn bè và cũng không quen biết ai nên rất buồn.
Chị kể: “Thời điểm ấy, chồng tôi đi làm suốt ngày. Tôi ở nhà chăm con. Một nách hai đứa sinh đôi mới 7 tháng tuổi nên rất căng thẳng, mệt mỏi. Suốt ngày tôi quanh quẩn trong 4 bức tường, chán lại ra vườn chơi. Nhưng khổ nỗi, lúc ấy ra vườn còn chán hơn vì chẳng có gì ngoài cỏ dại”.
Sau khi cải tạo đất, chị trồng hoa hồng ở vườn trước.
“Thế là tôi quyết định sẽ cải tạo, biến mảnh đất sỏi đá, cỏ hoang thành khu vườn mà mình hằng mơ ước. Hỏi ý kiến chồng, tôi bị anh ấy từ chối vì vườn trước nhà toàn cỏ dại với đất sét khô cứng, vườn sau đã trải sỏi, xi măng”, chị nói thêm.
Dẫu vậy, những chướng ngại ấy không đẩy lui được tình yêu hoa cỏ trong chị. Chị quyết định giấu chồng cải tạo đất, phá xi măng để trồng hoa, cây trái. Mỗi ngày, đợi con ngủ trưa, chị lặng lẽ lấy búa ra vườn sau nhà phá lớp xi măng rồi gom lại một góc.
Ngoài hoa hồng, chị còn trồng các loại cúc…
Đến khuya, khi chồng và 2 con say giấc, chị lại bí mật thức dậy, ra vườn trước nhổ cỏ, xới đất. Cứ như thế, mỗi ngày, chị Thi làm một chút.
Đến khi hai mảnh vườn được dọn dẹp gọn gàng, sạch sẽ, chồng chị mới nhận ra sự thay đổi. Anh ngỡ ngàng trước sự đổi thay của khu vườn.
Trọn niềm vui sống
Cải tạo đất xong, chị Thi bắt đầu trồng cây. Chị dành phần đất trước hiên nhà để trồng các loại hoa hồng và cúc.
Khu vườn sau nhà, chị trồng các loại hoa, rau củ quả của Việt Nam như: bầu, bí, mướp, khổ qua, cà chua, rau cải…
Vườn sau, chị dành hết đất để trồng các loại rau củ và hoa.
Trong khu vườn này, chị cũng cố gắng trồng thêm nhiều loại rau thơm để khi cần là có thể ra hái. Chị đặt mục tiêu khu vườn sẽ đem lại cho gia đình nguồn thực phẩm tươi ngon, đảm bảo vệ sinh mà không phải cất công ra chợ của người Việt mới mua được.
Tuy vậy, những ngày đầu “làm nông dân”, chưa có kinh nghiệm, chưa am hiểu thổ nhưỡng xứ người, chị liên tiếp gặp thất bại. Những cây trồng của chị đa số bị chết hoặc còi cọc, không cho hoa, trái…
Mỗi mùa trong năm, nhà chị Thi luôn ngập tràn sắc hoa.
Không nản chí, chị tiếp tục trồng để tích lũy thêm kinh nghiệm. Cuối cùng, chị cũng dần nắm bắt được đặc điểm khí hậu ở Úc. Chị quyết định mùa nào thì trồng thức ấy. Thế nên suốt 4 mùa, hai khu vườn của chị luôn đầy ắp hoa trái.
Sau 3 năm trồng, chăm vườn, ngôi nhà của vợ chồng chị Thi trở nên nổi bật, khác lạ so với những nhà hàng xóm. Khu vực chị Thi đang sinh sống chỉ có một mình chị là người Việt Nam. Do đó, cách trang trí nhà cửa của chị có phần khác biệt so với những người hàng xóm.
Ở tuổi 40, chị Thi chạm đến ước mơ có được căn nhà và khu vườn ngập tràn cây trái.
Những người hàng xóm của chị Thi chỉ trồng một loài hoa hoặc một màu hoa duy nhất. Trong khi đó, vườn nhà chị luôn là thảm xanh với nhiều màu hoa bung nở rực rỡ suốt 4 mùa.
Chị nói: “Tôi muốn trồng nhiều loại hoa với nhiều màu khác nhau để vườn tươi sáng hơn. Hơn thế, khi mùa của loài hoa này qua đi, mùa của hoa khác sẽ đến, hoa sẽ lại nở rộ trong vườn. Nhờ vậy, khu vườn của tôi quanh năm tràn ngập màu hoa”.
Khu vườn cũng là nơi chị Thi chơi đùa cùng với các con, giúp các con gần gũi thiên nhiên.
Áp dụng phương pháp này vào khu vườn phía sau nhà, chị Thi cũng đảm bảo mỗi mùa trong năm đều có rau, củ, trái cây tươi, sạch, an toàn để sử dụng.
Khu vườn xanh mướt mắt, ngập tràn sắc hoa, cây trái cũng mang lại cho chị và gia đình nhỏ của mình niềm vui sống. Hai con của chị Thi rất yêu vườn cây trái của mẹ. Mỗi ngày, các bé đều cùng mẹ ra vườn chơi đùa, tưới cây, chăm hoa, hái trái…
Công việc làm vườn, chăm cây giúp cho chị Thi tìm được niềm vui sống.
Chị chia sẻ: “Mỗi sáng thức giấc, mở cửa sổ ra và thấy cỏ cây hoa lá ngoài vườn là tôi vui cả ngày. Sáng nào tôi cũng pha ly trà, ra ngồi trước hiên nhà ngắm hoa, nghe chim hót, hít thở không khí trong lành”.
“Tôi cảm thấy hạnh phúc vì sau những khó khăn đã tìm được niềm vui nơi xứ người. Hiện tại, tôi đã có một không gian sống như ý. Trong không gian ấy, tôi chơi đùa cùng các con, dạy cho các con hiểu niềm vui khi được tận hưởng thành quả lao động do chính tay mình làm ra”, chị nói thêm.
Xem video:
Bài:Nguyễn Sơn
Ảnh, clip: Nhân vật cung cấp
Vợ Việt chồng Đức bỏ phố về quê, sống ở nông trại gần 9.000 m2
Sau khi có con đầu lòng, vợ chồng chị Min chuyển từ thành phố Frankfurt về vùng ngoại ô Đức sinh sống. Anh hàng ngày lái xe 100 km đi làm, còn chị ở nhà chăm con, làm vườn.
" alt="Vợ Việt ở Úc nửa đêm giấu chồng đào đất làm vườn cây trái đẹp ngỡ ngàng" />
...[详细]